PHP Căn Bản Bài 1




1. Môi trường lập trình

Phần mềm: Xampp
Mình khuyến khích tải Xampp vì những lý do sau:
Đã tích hợp sẵn máy chủ web Apache, ngôn ngữ PHP, Mysql,...
Editor: Visual Studio Code (vs code)

2. Cú pháp PHP

PHP có đuôi file là .php
<?php
// mã xử lý PHP
?>

Copy đoạn mã này vào vs code
<?php
    $ten = "Nguyễn Thanh Tùng";
    echo "Tên của bạn là: $ten";
?>

3. Comment trong PHP

Như các ngôn ngữ lập trình khác, PHP cũng có comment (ghi chú) để giúp lập trình viên dễ hiểu code hơn. Các comment sẽ được bỏ qua trong quá trình thông dịch.
- Dấu //
<?php
// đây là comment bằng dấu //
?>

- Dấu #
<?php
# đây là comment bằng dấu #
?>

- Comment nhiều dòng:
<?php
/*
dòng 1
dòng 2
dòng 3
dòng n
*/
?>

4. Biến trong PHP

Để khai báo biến trong PHP, cần $ đứng trước tên biến.
Ví dụ:
<?php
$ten = "Đoàn Quang Huy";
$x = 10;
$y = 5.6;
?>

khi đã được gán thông qua toán tử = thì biến $ten có giá trị Đoàn Quang
Huy, biến $x có giá trị 10 và biến $y có giá trị 5.6
Ngôn ngữ PHP tự nhận kiểu dữ liệu nên khi gán giá trị thì nó sẽ
nhận giá trị cuối cùng và có thể tái sử dụng.
<?php
$x = 5;
$x = 6;
echo $x; // output: 6
?>

Quy tắc đặt tên biến trong PHP:

  • Một biến bắt đầu bởi dấu $, theo sau là tên của biến
  • Tên một biến phải bắt đầu bởi một ký tự hoặc ký tự gạch dưới
  • Tên một biến không được bắt đầu bởi một số
  • Tên một biến chỉ có thể chứa các ký tự chữ hoặc số hoặc các ký tự gạch chân dưới (A-z, 0-9, và  _ )
  • Tên các biến phân biệt chữ hoa và chữ thường ($age và $AGE là hai biến khác nhau)

5. Hằng trong PHP

Hằng là giá trị không đổi trong chương trình, hằng không được phép gán.
Khai báo hằng:
Để khai báo báo hằng cần từ khóa define() gồm 2 tham số:
Tên hằng số và giá trị của hằng số

<?php
define("URL", "https://daihoctrongtoi.blogspot.com");
echo "Cảm ơn bạn đã ghé thăm " . URL;
?>

Output: Cảm ơn bạn đã ghé thăm https://daihoctrongtoi.blogspot.com
Phải gọi đúng tên hằng, vì nó phần biệt chữ hoa chữ thường nếu gọi echo
url; sẽ xuất hiện thông báo lỗi.
Quy tắc đặt tên biến trong PHP:
Cũng giống như đặt tên biến, nhưng theo quy ước chuẩn đặt tên hằng nên
là toàn bộ chữ hoa. Điều này giúp dễ nhận diện được hằng trong khi lập
trình.
Hơn nữa PHP có những hằng số được định nghĩa sẵn

Kết thúc Blog

Các bạn thấy đấy PHP là ngôn ngữ dễ học, cú pháp không quá phức tạp. Chỉ
có điều là nó trộn vào HTML nên gây ra cảm giác khó chịu cho lập trình
viên.
Vậy là chúng ta đã đi hết bài 1 PHP căn bản rồi, mong rằng những chia
sẽ của mình sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn có góp ý gì thì hãy để lại dưới
phần bình luận để mình và mọi người cùng biết nhé! Hẹn gặp lại bạn ở các
bài sau.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét